Tổng quan về Giang mai
Đăng lúc 07:11 20/11/2014 | 10221 lượt xem
Giang mai là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm hiện nay vì sự ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe là rất lớn, thậm chí còn đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Thế nhưng nhiều người lại không chú ý tìm hiểu về bệnh, không có những kiến thức cơ bản về căn bệnh nguy hiểm này. Các bác sỹ của phòng khám chất lượng cao 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức tổng quan về giang mai để mọi người có thể chủ động trong việc phòng tránh và điều trị bệnh khi mắc phải.
Bệnh giang mai là gì?
Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền phổ biến qua đường tình dục, nguyên nhân gây bệnh giang mai là do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai có thể gây biến chứng lâu dài và nguy hiểm, thậm chí có thể dẫn tới tử vong nếu không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ, không đúng phác đồ.
Con đường lây nhiễm của bệnh giang mai:
Giang mai lây truyền phổ biến qua quan hệ tình dục với người mắc bệnh mà không có bất cứ biện pháp an toàn nào. Ngoài ra, bệnh còn có thể lây truyền do tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh thông qua những vật dụng có chứa xoắn khuẩn giang mai và những vết trầy xước trên da. Phụ nữ mang thai nếu mắc bệnh có thể truyền bệnh giang mai cho thai nhi qua nhau thai hoặc bằng hình thức sinh thường.
Triệu chứng và nguy hại của giang mai:
Giang mai có thời gian ủ bệnh khoảng từ 3 tuần đến 3 tháng, sau đó bệnh sẽ có những biểu hiện cụ thể. Giang mai phát triển thông thường qua 3 giai đoạn, cụ thể như sau:
Giai đoạn 1:
Người bệnh thấy xuất hiện vết loét, trợt không bờ, không ngứa, không đau được gọi là săng giang mai. Những vết loét này thường xuất hiện ở môi lớn, môi bé, âm đạo, cổ tử cung (nữ giới); dương vật, bao quy đầu, bìu (nam giới). Những vết săng này thường kéo dài khoảng từ 3-6 tuần sau đó tự lành, điều này khiến cho người bệnh nghĩ rằng bệnh tự khỏi nhưng không phải vì bệnh đang có xu hướng phát triển sang giai đoạn nặng hơn và nguy hiểm hơn.
Giai đoạn 2:
Xuất hiện sau giai đoạn 1 từ 2-8 tuần. Biểu hiệu của giang mai giai đoạn này là những vết loét xuất hiện nhiều hơn ở bộ phận sinh dục, thậm chí ở miệng và hậu môn, bên trong âm đạo. Vết loét xuất hiện nhiều kèm theo tình trạng phát ban trên khắp cơ thể.
Phát ban thường không gây ngứa, xuất hiện những đốm có bề mặt xù xì, màu đỏ, hoặc hồng đỏ trên cả hai lòng bàn tay, lòng bàn chân. Tuy nhiên, phát ban này có thể trông khác nhau trên các bộ phận khác của cơ thể và có thể trông giống như phát ban do các bệnh khác hoặc dị ứng, vì vậy nhiều người thường dễ nhầm lẫn và chủ quan.
Các triệu chứng khác của bệnh giang mai bao gồm sốt, nổi hạch, đau họng, rụng tóc loang lổ, đau đầu, giảm cân, đau cơ và mệt mỏi. Các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2 sẽ tự mất đi bất kể có điều trị hay không. Tuy nhiên, nếu không phát hiện và có điều trị thích hợp thì bệnh sẽ tiến triển đến giai đoạn tiếp theo.
– Giai đoạn ủ bệnh: Những thương tổn nói trên dù không hỗ trợ điều trị nhưng cũng tự lặn hết. Da dẻ bệnh nhân tự lành lặn trở lại, không còn thấy thương tổn gì, tuy nhiên bệnh vẫn ngầm tiến triển.
Giai đoạn 3:
Giang mai không được phát hiện và điều trị ở giai đoạn đầu, có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Ở giai đoạn này, bệnh không chỉ ăn sâu vào niêm mạc da mà còn xâm nhập vào các phủ tạng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim mạch; gây mù lòa, tê liệt, trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.
Điều trị bệnh giang mai như thế nào?
Đối với việc điều trị giang mai, người bệnh cần phát hiện và điều trị bệnh càng sớm càng tốt để hạn chế những ảnh hưởng của bệnh đối với sức khỏe của người bệnh. Khi thấy mình có những biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh giang mai, mọi người nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết và điều trị kịp thời. Căn cứ vào mức độ bệnh các bác sỹ có thể áp dụng phác đồ điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.
Phòng tránh giang mai bằng cách nào?
Mọi người có thể chủ động phòng tránh bệnh giang mai bằng việc thực hiện đời sống tình dục lành mạnh, chung thủy một vợ một chồng; giữ vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục; hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh giang mai.
Việc tự trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về bệnh là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn phòng tránh bệnh hiệu quả.
Trên đây là tư vấn của các bác sĩ Phòng khám Sản phụ khoa – Nam khoa chất lượng cao 36 Ngô Quyền – Hoàn Kiếm – Hà Nội, nếu bạn còn có thắc mắc hãy nhấp chuột chọn [Tư vấn trực tuyến] để được các chuyên gia tư vấn cụ thể hơn hoặc có thể gọi theo số (04) 38255599 – 0123.66.33.399 để được giải đáp và đặt lịch hẹn khám miễn phí.
Bài viết nên đọc
-
Địa chỉ điều trị Giang Mai hiệu quả
09:11 22/11/2014
-
4 nguyên nhân chủ yếu gây bệnh Giang mai
08:11 22/11/2014
-
Biến chứng của bệnh Giang Mai
08:11 22/11/2014
-
Lưu ý điều trị Giang mai hiệu quả
08:11 22/11/2014
-
Dấu hiệu bệnh Giang mai
07:11 22/11/2014